Tóm tắt báo cáo khoa học của TS Trương Hồng, KS Đinh Thị Nhã Trúc (Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tại Hội thảo quốc gia phân bón Văn Điển tại Buôn Ma Thuột, 22.7.2014).
Nhu cầu lớn
Tây Nguyên là một trong những vùng trồng hồ tiêu chủ lực của Việt Nam với diện tích hơn 23.000ha (khoảng 42% tổng diện tích cả nước). Năng suất hồ tiêu ở vùng Tây Nguyên tăng từ 50 - 100 % so với những năm 1990 nhờ nông dân đã áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật trong canh tác hồ tiêu như tưới nước, tạo hình tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh hại và đặc biệt là vấn đề sử dụng phân bón ngày càng hợp lý hơn góp phần tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế.
Ở Tây Nguyên, tỷ lệ hộ nông dân sử dụng lân nung chảy Văn Điển bón cho cây hồ tiêu kinh doanh là khá cao, đạt tỷ lệ trung bình 72,0%; số còn lại chủ yếu là lân trong phân NPK. Trong số các tỉnh điều tra từ năm 2010 - 2013 thì Gia Lai có tỷ lệ hộ nông dân sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển bón cho hồ tiêu kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình là 77,1 %; ở Đăk Nông, tỷ lệ này thấp hơn, đạt trung bình 66,8%.
1. Lượng phân lân nông dân sử dụng bón cho hồ tiêu kinh doanh
Các nhà khoa học đã có số liệu điều tra tình hình sử dụng lân bón, lượng và hiệu suất cho hồ tiêu ở Gia Lai năm 2005 và 2010 (B.1).
Ở Gia Lai, nông dân bón phân lân cho hồ tiêu có xu hướng giảm dần từ năm 2005 - 2010. Năm 2005, nông dân bón bình quân cho 1ha hồ tiêu kinh doanh là 445kg P2O5/ha, cao hơn nhiều so với khuyến cáo và nhu cầu của cây hồ tiêu để đạt năng suất thu hoạch (cao hơn khoảng 100%), do vậy hiệu suất 1kg P2O5 chỉ đạt 14,9 kg tiêu hạt. Đến năm 2010, nông dân bón lân cho hồ tiêu có chiều hướng giảm dần, chỉ 294kg P2O5/ha và hiệu suất 1kg P2O5 đã tăng đáng kể so với năm 2005 (tăng 64,4%).
Nguyên nhân của hiện tượng này là do nông dân trồng tiêu đã tiếp cận được việc bón phân hợp lý, cân đối cho cây hồ tiêu thông qua các chương trình tập huấn, đào tạo; đặc biệt là chương trình sản xuất hồ tiêu bền vững.
Nông dân Tây Nguyên bón lân cho cây hồ tiêu kinh doanh cao hơn so với nhu cầu của cây và các khuyến cáo khoa học ở cùng một mức năng suất. Khi năng suất hồ tiêu cao thì nông dân sử dụng lân bón cho hồ tiêu cao hơn so với năng suất thấp. Hiệu suất sử dụng phân lân đối với cây hồ tiêu kinh doanh ở tỉnh Gia Lai là cao nhất, đạt 24,9 kg hạt khô/ kg P2O5; thấp nhất là ở Đăk Nông đạt 12,6kg hạt khô/kg P2O5; Gia Lai đạt 15,4kg hạt khô/kg P2O5, như vậy để đạt > 4 tấn hạt tiêu khô/ha liều lượng hiệu quả trung bình hàng năm bà con chỉ nên bón 200kg lân nguyên chất là đủ (P2O5) nguyên chất = 6kg lân nung chảy, tương đương với 1,2 tấn lân nung chảy Văn Điển).
Cùng với một mức năng suất đạt được thì nông dân ở Đăk Lăk có xu hướng sử dụng phân lân bón cho cây hồ tiêu tương đối hợp lý (khoảng 200kg P2O5/ha cho năng suất > 4 tấn hạt khô/ha). Ở Gia Lai, nông dân bón lân cho hồ tiêu kinh doanh là cao nhất; trung bình vườn tiêu năng suất > 4 tấn hạt/ha bón 457kg P2O5/ha; đối với vườn đạt năng suất thấp hơn hoặc bằng 4 tấn hạt/ha cũng bón ở mức 343kg P2O5/ha.
2.Hiệu suất sử dụng
Hiệu suất sử dụng phân lân đối với cây hồ tiêu kinh doanh ở tỉnh Gia Lai là cao nhất, đạt 24,9kg hạt khô/kg P2O5 do năng suất hồ tiêu đạt được là rất cao, trung bình 7,2 tấn hạt/ha mặc dù lượng lân bón cho tiêu cũng rất cao; thấp nhất là ở Đăk Nông đạt 12,6 kg hạt khô/kg P2O5; Gia Lai đạt 15,4kg hạt khô/kg P2O5.Bón lân nung chảy Văn Điển thì hiệu suất sử dụng phân lân có xu hướng cao hơn so với các dạng lân khác), nguyên nhân của vấn đề này do trong lân nung chảy ngoài yếu tố dinh dưỡng lân còn có chứa rất giàu các oxyt kim loại kiềm thổ như can xi, magiê, silic oxyt đóng vai trò vừa cung cấp thêm dinh dưỡng trung lượng, vừa góp phần cải thiện chất lượng đất do bổ sung thêm Ca 2+hướng cải thiện độ chua và các cation trao đổi Ca 2+dạng lân khác và đây là cơ sở cho việc cải thiện được khả năng trao đổi cation CEC hiệu dụng trong đất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.
Kết luận và khuyến cáo
- Nông dân sử dụng lân bón cho cây hồ tiêu kinh doanh ở Tây Nguyên cao hơn nhiều so với nhu cầu và khuyến cáo, bà con chỉ nên dùng 1.200kg/ha là vừa đủ.
- Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng lân nung chảy Văn Điển bón cho cây hồ tiêu kinh doanh khá cao, đạt trung bình 72,0%.
- Hiệu suất sử dụng phân lân đối với cây hồ tiêu kinh doanh ở tỉnh Gia Lai là cao nhất; thấp nhất là ở Đăk Nông.
- Bón lân nung chảy Văn Điển thì hiệu suất sử dụng phân lân có xu hướng cao hơn so với các dạng lân khác. và Mg 2+ làm tăng độ màu mỡ của đất, có xu và Mg 2+.
- Sử dụng lân nung chảy Văn Điển có xu hướng cải thiện độ chua và các cation trao đổi Ca 2+ và Mg 2+ trong đất so với bón các dạng lân khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét