CafeLand - Nếu gia đình bạn là gia đình nhiều thế hệ hoặc bạn là người luôn trân trọng những gì thuộc về truyền thống thì thiết kế nội thất nhà ở cao tầng chung cư theo phong cách Á Đông là một gợi ý vô cùng tuyệt vời.
Trong thiết kế nội thất hiện nay có rất nhiều phong cách và xu hướng thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, phong cách Á Đông truyền thống gần gũi, mộc mạc nhưng cũng không kém phần hiện đại vẫn được nhiều người Việt ưa chuộng.
Nếu bạn muốn thiết kế nhà ở cao tầng chung cư của mình theo phong cách này, cùng tham khảo những gợi ý sau để hiểu hơn về nó, từ đó có phương án thiết kế tuyệt vời nhất.
Phong cách Á Đông được tô điểm và làm nổi bật bởi 5 đặc trưng cơ bản sau:
Sắp đặt đơn giản, khoa học
Không chuộng sự cầu kỳ và các chi tiết rườm rà, phong cách thiết kế Á Đông đặc trưng bởi lối sắp xếp nội thất nhà ở cao tầng chung cư rất đơn giản và khoa học. Người Nhật có xu hướng chọn màu sắc trung tính còn người Hoa thích tông màu bắt mắt. Nhưng dù thế nào đi nữa, sự sắp đặt đơn giản, khoa học vẫn là tiêu chí chung cho phong cách thiết kế Á Đông.
Bới theo quan niệm Á Đông thiết kế nội thất chung cư được hiểu đơn giản là sự sắp đặt nội thất trong nhà ở cao tầng đó, nhằm đảm bảo được tính khoa học khi sử dụng mang lại cho gia chủ thật nhiều không gian mà khi sắp xếp hết các đồ đạc vẫn đảm bảo tính thoáng mát tinh tế trong nhà ở cao tầng. Do đó, nhà ở cao tầng chung cư đẹp không chỉ đơn thuần là mua thật nhiều đồ nội thất đẹp, hiện đại rồi xếp đặt vào. Mà quan trọng hơn đó là sự sắp đặt có tính hợp lý của các chi tiết, vật dụng nhằm tạo ra một không gian hài hòa về thẩm mỹ và đáp ứng được đầy đủ về nhu cầu sử đụng của chủ nhân.
Nội thất đơn giản nhưng tinh tế
Đồ nội thất kiểu Á Đông thường đơn giản, mộc mạc, phổ biến và dễ tìm nhưng vẫn rất sang trọng và tinh tế bởi những chi tiết nhỏ như nước sơn, hoa văn, chạm khắc làm thủ công. Chẳng hạn như họa tiết khắc trên chiếc tủ gỗ, những chiếc hộp sơn mài, đèn bàn hay phần chân, lưng ghế trong căn phòng dưới đây… Bức tường theo phong cách này cũng được ví như một bức tranh nghệ thuật to bản thể hiện qua giấy dán hoa văn in chìm nền nã, chân dung, các bức họa đậm chất cổ điển. Thậm chí phần khung treo tranh và treo gương cũng được thiết kế khá tỉ mỉ.
Thêm một điểm nhấn đặc trưng của thiết kế nội thất chung cư theo phong cách Á Đông đó chính là phần lớn nội thất nhà ở cao tầng chung cư đều được làm từ vật liệu gỗ tự nhiên, từ không gian phòng khách tới phòng bếp, phòng ngủ mang lại cho nhà ở cao tầng của bạn sự gần gũi, tự nhiên và ấm cúng nhất.
Chậu hoa lan tinh tế và quý phái
Không thể thiếu vắng sự góp mặt của chậu hoa lan tinh tế và quý phái trong nhà ở cao tầng thiết kế theo phong cách Á Đông. Hoa lan là một biểu tượng cho vẻ đẹp sang trọng, quý phái trong nền văn hóa phương Đông. Người xưa có câu: "Vua chơi lan, quan chơi trà" đã phần nào thể hiện được sự thanh tao, cao quý của loài hoa ấy. Tinh tế nhưng ẩn chứa sự mạnh mẽ, kiên cường – lan được xem là loài hoa trang trí phổ biến trong các không gian mang đậm phong cách Á Đông.
Trong phong cách Á Đông phong lan và bình gốm luôn là một sự kết hợp hoàn hảo. Vì vậy, thiết kế phòng khách chu cư phong cách Á Đông thường đặt một bình gốm và trưng hoa lan trên bàn tiếp khách.
Hoa lan là thực vật biểu sinh, đó là lý do tại sao bạn nhìn thấy hoa lan trồng neo trên thân cây ở vùng khí hậu nhiệt đới. Kết hợp hoa lan vào trang trí tường của cũng là ý tưởng hay được thiết kế trong các nhà ở cao tầng chung cư của người phương Đông để mang cuộc sống thiên nhiên vào nhà. Ngoài ra, nếu muốn thấy nhiều loài lan trong nhà mà không muốn trồng khắp nơi, thì có thể xem xét giải pháp đặt một số giỏ hoa lan trên một cái bàn nhỏ hay băng ghế dài ở góc của một căn phòng đủ ánh sáng.
Bàn trà thấp đặc trưng
Trà đạo được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa của người phương Đông. Phòng trà là một phần quan trọng ở hầu hết các gia đình. Bởi vậy nếu hướng đến phong cách Á Đông, đừng quên một chiếc bàn trà thấp trong không gian sống của mình.
Trong không gian này, người phương Đông thường coi bộ ghế sofa là biểu tượng của gia chủ, bàn trà tượng trưng cho khách quý. Do đó, khi thiết kế, bố trí trong phòng khách, ghế sofa phải đảm bảo cao hơn bàn trà, mang ý nghĩa chủ nhà nồng hậu tiếp đón khách và khách tới chơi không lấn át gia chủ.
Một quan điểm khác trong phong thủy của người phương Đông cũng cho rằng, sofa biểu tượng của vách núi, bàn trà mang ý nghĩa của dòng sông. Do đó, muốn núi và sông hòa hợp thì phải luôn kê cùng với nhau, không tách rời và "núi" (sofa) phải được kê sát tường, vững chãi, cao hơn dòng sông (bàn trà). Chiều cao hợp lý nhất là bàn trà không nên cao quá đầu gối của chủ nhà và khách khi ngồi trên ghế sofa.
Thông thường, khi bố trí theo phong cách Á đông, bàn trà thường được kê ở chính giữa 2 chiếc ghế sofa, hoặc ở phía trước một sofa dáng dài, sofa hình chữ L… Tuyệt đối không nên để sofa mà không có bàn trà, hoặc bàn trà kê riêng ở một góc mà không kèm theo ghế.
Về cách chọn bàn trà, nếu bàn trà bằng gỗ, nên chọn loại hình vuông, hình chữ nhật vì những hình khối này thuộc về hành mộc. Nếu bàn trà bằng kim loại, nên chọn hình dáng bàn tròn thuộc về hành kim. Tất cả các mặt bàn đều cần phải bằng phẳng, tuyệt đối không nên chọn loại lồi lõm hoặc có độ dốc, bàn cập kênh.
Tâm An (Houzz)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét