(GDVN) - Hơn 1.000 binh sĩ, 5 máy bay trực thăng tấn công Mi-8AMTSh cùng với hơn 100 trang bị quân sự khác sẽ tham gia diễn tập.
Nhật Bản "tuyệt đối không chấp nhận" Nga tập trận ở đảo tranh chấp
Hãng tin Reuters ngày 12 tháng 8 đưa tin, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga nói với hãng Interfax rằng, Nga cùng ngày bắt đầu tiến hành diễn tập quân sự ở một quần đảo trên Thái Bình Dương mà họ tuyên bố có chủ quyền, hành động này rất có thể chọc tức Nhật Bản, nước cũng tuyên bố có chủ quyền đối với quần đảo này.
Interfax dẫn lời người phát ngôn Quân khu miền Đông Nga thượng tá Alexander Gordeyev cho biết: "Diễn tập đã bắt đầu ở khu vực này, lực lượng quân sự đang triển khai tới quần đảo Kuril".
Ông nói, hơn 1.000 binh sĩ, 5 máy bay trực thăng tấn công Mi-8AMTSh cùng với hơn 100 trang bị quân sự khác sẽ tham gia diễn tập.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, đang xác minh cuộc diễn tập này phải chăng tổ chức trên đảo mà Nhật Bản tuyên bố có chủ quyền, những hòn đảo này ở Nga được gọi là quần đảo Nam Kuril, ở Nhật Bản gọi là lãnh thổ phương Bắc.
Ông nói: "Néu họ tổ chức diễn tập quân sự ở lãnh thổ phương Bắc, chúng tôi sẽ tuyệt đối không chấp nhận", "chúng tôi đã thông báo lập trường này cho phía Nga và yêu cầu phía Nga đưa ra giải thích".
Trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Quân đội Liên Xô đã chiếm đóng 4 hòn đảo cực nam quần đảo Kuril, về sau, tranh chấp có liên quan đến những hòn đảo này luôn ảnh hưởng đến quan hệ Nhật - Nga. Nhật Bản cho biết 4 hòn đảo này là lãnh thổ của họ, muốn Moscow trả lại Nhật Bản.
Nga còn có quan hệ căng thẳng với các nước lớn phương Tây, bởi vì NATO tuyên bố Nga tập kết lực lượng quân sự ở biên giới tiếp giáp Ukraine, có ý đồ xâm phạm Ukraine, ủng hộ các phần tử ly khai thân Nga ở miền đông. Moscow phủ nhận có ý đồ này.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe luôn cố gắng cải thiện quan hệ với Nga. Nhưng, chính phủ của ông đi theo đồng minh Mỹ, đã tiến hành trừng phạt đối với Moscow.
Hãng Kyodo ngày 12 tháng 8 cho biết, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản đang ở thăm Mỹ, ông Shinsuke Sugiyama ngày 11 tháng 8 đã hội đàm với các quan chức cấp cao chính phủ Mỹ như Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách chính trị Wendy Sherman và Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách an ninh quốc tế Rose Gottemoeller.
Là một khâu trong tham vấn cấp Thứ trưởng Nhật-Mỹ, ông Shinsuke Sugiyama đã trình bày chính sách đối với Nga của chính quyền Shinzo Abe trong tình hình Ukraine.
Trong cuộc hội đàm, ông Shinsuke Sugiyama đã nhấn mạnh đến việc Nhật Bản coi trọng nhóm G7 và phương châm hợp tác ba nước Nhật-Mỹ-Hàn. Hai bên còn trao đổi ý kiến về tình hình Iraq.
Shinsuke Sugiyama cho biết: "Đã triển khai thảo luận các vấn đề rộng rãi. Tôi cho rằng, đã đạt được sự hiểu biết của phía Mỹ".
Cũng về vấn đề Nga tập trận ở quần đảo Kuril, theo tờ "Đa chiều" Trung Quốc, ngày 13 tháng 8, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trả lời phỏng vấn báo chí cho biết: "Bất kể thế nào đều không thể chấp nhận, sẽ thông qua Bộ Ngoại giao, phản đối nghiêm khắc Nga". Sau đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu quyền đại sứ lâm thời Nga để phản đối.
Theo bài báo, việc Nga tiến hành diễn tập quân sự có thể sẽ làm cho quan hệ Nhật-Nga - vốn xấu đi do tình hình Ukraine - sẽ tiếp tục xấu đi.
Nga chuẩn bị cho cuộc chiến ở quần đảo Kuril?
Tờ "Nezavisimaya Gazeta" Nga ngày 25 tháng 7 đưa tin, báo cáo kết quả kiểm tra lực lượng Viễn Đông của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu gửi Tổng thống Putin đã đưa ra kết luận: Ở khu vực ngoại Baikal (Trans-Baikal) và Viễn Đông, các sân bay quân sự sẽ được cải tạo, số lượng sẽ tăng lên, có thể, một số sân bay sẽ xây dựng ở quần đảo Kuril - nơi Nhật Bản cũng coi là lãnh thổ của họ.
Rõ ràng, chỉ có tăng mạnh chi tiêu quân sự thì mới có thể thực hiện những kế hoạch này. Và tiền không phải tiêu không mục đích, bởi vì Nga đang khai thác các mỏ dầu khí lớn ở thềm lục địa Sakhalin và biển Okhotsk – những tài nguyên này cần được bảo vệ.
Khi phân tích về tình hình điều động khẩn cấp của quân đội, ông Sergey Shoigu cho rằng, phải cải các cơ cấu không quân, tăng số lượng sân bay, nhất là khu vực miền đông Nga.
Trong hình ảnh trên truyền hình Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu không nói đến nhiệm vụ thành lập lực lượng phản ứng nhanh đang thành lập, mà nói đến khả năng điều động lực lượng phản ứng nhanh tầm xa.
Chuyên gia quân sự Nga, trung tướng Yuri Netkachev cho rằng: "Nhật Bản có kế hoạch nâng cấp Lực lượng Phòng vệ thành quân đội, Mỹ tiến hành hoạt động quân sự tới tấp ở các đảo xung quanh Nga, do đó ở Sakhalin và khu vực quần đảo Kuril có khả năng xảy ra xung đột quân sự. Vì vậy, Nga cần lập tức chuẩn bị ứng phó với các mối đe dọa".
Thượng tá Constantin Sivkov, người từng làm ở Trung tâm chiến lược quân sự Bộ Tổng tham mưu mấy năm trước, đồng ý với quan điểm trên và yêu cầu chú ý một thực tế: Trong các cuộc diễn tập ở khu vực Viễn Đông, bộc lộ ra vấn đề là không quân lệ thuộc rất lớn vào các cơ sở dân dụng.
Constantin Sivkov nói: "Trong điều kiện hiện nay, Không quân Nga không thể thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả, vì phải sử dụng sân bay dân dụng. Cần phải thay đổi lập pháp, để khi phát cảnh báo, tất cả quân nhân và các tổ chức khác trong đó có tổ chức thương mại phải thống nhất hành động theo kế hoạch quân sự. Bộ Quốc phòng cần phải xây dựng sân bay quân sự, xây dựng hệ thống bảo đảm kỹ thuật vật tư cho lục quân và không quân giống như thời kỳ Liên Xô".
Tư lệnh lực lượng vận tải của không quân Nga, thiếu tướng Vladimir Benedicto cho rằng, hiện nay quân đội Nga khó mà chỉ huy mạng lưới sân bay và trạm tiếp dầu của khu vực miền đông, nhất là các sân bay như Ulan-Ude, Vozvizhenka, Kenevich. Trong thời kỳ Liên Xô, việc đầu động khẩn cấp lực lượng sẽ không gặp phải những vấn đề này.
Tướng Yuri Netkachev cho rằng, gần đây không chỉ mạng lưới sân bay ở khu vực Viễn Đông giảm mạnh, các khu vực khác cũng như vậy. Ông dẫn số liệu cho biết, sau khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Serdyukov cải cách các năm 2008-2009, sân bay quân sự của Nga từ 245 giảm xuống còn 70 chiếc, sau đó lại giảm còn 27 chiếc, trong đó chưa đến 1/4 ở khu vực miền đông. Tuy nhiên, một trong những nhiệm vụ chính là phải đào tạo được các nhân viên/cán bộ có tố chất.
Khi nói chuyện với Tổng thống Putin, Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu lần đầu tiên thừa nhận, cho dù có rất nhiều mong muốn và tiến hành huấn luyện nhiều nhất thì lính nghĩa vụ (1 năm) đều không thể nắm chắc các kỹ năng sử dụng hệ thống phức tạp. Vì vậy, phải kéo dài thời gian làm nghĩa vụ quân sự hoặc tuyển nhiều binh sĩ hợp thành hơn.
Ông Shoigu đề nghị áp dụng biện pháp thứ hai, Tổng thống Putin không hề bày tỏ phản đối. Theo thượng tướng Bukreyev Lục quân Nga, đào tạo quân nhân chuyên nghiệp cần đầu tư rất lớn.
Từ khoá : cho thuê văn phòng quận 4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét