ANTĐ - Ngày 23-6, sau hai buổi thi Ngữ văn và Toán vào lớp 10 THPT của hơn 70.000 thí sinh, thí sinh đều đánh giá đề thi ra đúng trong chương trình. Tuy nhiên, không dễ để làm được trọn vẹn các câu hỏi cả 2 môn thi này. Ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Hà Nội nhấn mạnh đề thi năm nay có nhiều đổi mới theo hướng phân hóa rõ và đòi hỏi vận dụng tư duy thực tiễn.
Thí sinh trao đổi sau khi hoàn thành môn thi Ngữ văn tại Hội đồng thi trường THPT Việt Đức
Ảnh: PHÚ KHÁNH
- Ông Ngô Văn Chất-Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục: Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2014-2015, Sở GD-ĐT Hà Nội tập trung tăng cường quản lý, phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn từ chủ tịch, thanh tra, giám thị. Trong trường hợp để ra sai sót thì chủ tịch hội đồng coi thi là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Chủ tịch các hội đồng coi thi nếu để xảy ra vi phạm quy chế thi sẽ không được tham gia công tác coi thi trong 3 năm. Công tác thanh tra đã được tập huấn kỹ với nhiệm vụ giám sát toàn bộ quy trình hoạt động của hội đồng coi thi, phân rõ trách nhiệm của từng thanh tra trong các khâu tổ chức thi để tăng cường kỷ luật phòng thi, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, tạo cơ hội đồng đều với mọi thí sinh dự thi.
- Xin ông cho biết về mục tiêu đổi mới trong cách ra đề thi năm nay?
- Ngay từ trong năm học, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có định hướng đổi mới đề thi, kiểm tra. Trong đó, đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT có tính phân hóa rõ rệt dù vẫn nằm trong chương trình lớp 9 hiện hành. Đặc biệt, môn Ngữ văn được ra theo hướng mở, giúp cho học sinh thể hiện năng lực vận dụng kiến thức thực tế vào bài làm của mình.
- Điểm chuẩn vào các trường THPT năm học 2014-2015 sẽ được xét như thế nào?
- Điểm chuẩn vào các trường phải căn cứ vào chỉ tiêu được giao và điểm xét tuyển của học sinh đăng ký dự thi vào từng trường. Trường THPT tuyển sinh theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Điểm thấp nhất cho học sinh trúng tuyển của từng trường được gọi là điểm chuẩn của trường.
- Năm nay biên độ điểm chuẩn giữa các nguyện vọng có thay đổi gì không, thưa ông?
- Thí sinh cần lưu ý sự khác biệt giữa nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 là chỉ được xét tuyển vào trường theo nguyện vọng 2 nếu học sinh đó không trúng tuyển vào nguyện vọng 1. Và để được xét tuyển nguyện vọng 2 thì h���c sinh đó phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm. Đặc biệt, trong trường hợp nếu hạ điểm chuẩn thì chỉ có những học sinh đăng ký nguyện vọng 1 mới được nhận vào trường. Còn với nguyện vọng 3, học sinh phải có mức điểm chênh so với điểm chuẩn của trường là 2 điểm và cũng tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi năm, Sở GD-ĐT Hà Nội mới quyết định chỉ tiêu tuyển sinh nguyện vọng 3 sau khi có kết quả thi.
- Điểm mới trong kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT năm nay của Hà Nội là hạn chế tuyển nguyện vọng 3? Ông có thể cho biết lý do của sự thay đổi này?
- Việc đặt ra nguyện vọng 3 là nhằm hướng tới đối tượng học sinh có điểm thi tuyển cao nhưng vẫn trượt cả 2 nguyện vọng. Nguyện vọng 3 sẽ giúp các trường nâng cao được điểm đầu vào đồng thời tạo cơ hội trúng tuyển cho những thí sinh có điểm cao vào những trường còn chỉ tiêu. Tuy nhiên, đã có hiện tượng một số trường khi được xét tuyển nguyện vọng 3 bị vượt quá chỉ tiêu được giao nên Sở GD-ĐT sẽ hạn chế việc tuyển nguyện vọng 3. Năm nay, tùy theo tình hình cụ thể từng khu vực tuyển sinh, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ xem xét có tuyển sinh hay không.
- Vậy đối với những học sinh không dự thi hoặc dự thi không đủ môn thì có cơ hội được học tiếp THPT ở đâu không, thưa ông?
- Những em này có thể tham gia dự tuyển theo phương thức xét tuyển vào lớp 10 học chương trình THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố.
- Xin cảm ơn ông!
Học sinh Thủ đô suy ngẫm về chiến tranh và trách nhiệm với đất nước
Đề thi Ngữ văn trong kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT của Hà Nội năm nay gián tiếp đề cập tới vấn đề thời sự biển đảo của đất nước khi yêu cầu học sinh suy ngẫm về chiến tranh qua 2 tác phẩm có nhân vật người cha vì chiến tranh xa cách, khi trở về nhận thấy sự hoài nghi, xa lánh từ con trai mình. Ở phần câu hỏi nghị luận xã hội, đề thi đòi hỏi học sinh trình bày về cội nguồn của mỗi con người để qua đó thấy được trách nhiệm cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay. Nguyễn Ngọc Diệp, học sinh THCS Nguyễn Du cho biết, đề thi nằm trong chương trình được ôn tập, vừa sức, không quá khó. "Tuy nhiên, đề thi cũng có câu hỏi đòi hỏi liên hệ thực tiễn. Nếu không theo dõi thời sự về tình hình Biển Đông sẽ khó vận dụng kiến thức thực tiễn để hoàn thành được bài thi" – Nguyễn Ngọc Diệp cho biết.
Đề thi Ngữ văn trong kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT của Hà Nội năm nay gián tiếp đề cập tới vấn đề thời sự biển đảo của đất nước khi yêu cầu học sinh suy ngẫm về chiến tranh qua 2 tác phẩm có nhân vật người cha vì chiến tranh xa cách, khi trở về nhận thấy sự hoài nghi, xa lánh từ con trai mình. Ở phần câu hỏi nghị luận xã hội, đề thi đòi hỏi học sinh trình bày về cội nguồn của mỗi con người để qua đó thấy được trách nhiệm cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay. Nguyễn Ngọc Diệp, học sinh THCS Nguyễn Du cho biết, đề thi nằm trong chương trình được ôn tập, vừa sức, không quá khó. "Tuy nhiên, đề thi cũng có câu hỏi đòi hỏi liên hệ thực tiễn. Nếu không theo dõi thời sự về tình hình Biển Đông sẽ khó vận dụng kiến thức thực tiễn để hoàn thành được bài thi" – Nguyễn Ngọc Diệp cho biết.
Vinh Hương (Thực hiện)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét