Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Từ vụ chùa Sổ: Baogiờ “thảm họa” trùng tumới chấm dứt?

VOV.VN-Bản thân những người làm công tác tu bổ di tích không hiểu được giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, lịch sử của , dẫn đến "thảm họa" trùng tu.

Nỗi ám ảnh về "dự án trùng tu" chùa Sổ

Những sai phạm trong quá trình tu bổ, tôn tạo di tích nghệ thuật cấp quốc gia chùa Sổ (thuộc thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội) được VOV.VN phản ánh vừa qua đã từng là nỗi ám ảnh được dự báo từ trước của những nhà nghiên cứu, những người yêu di sản. Theo họa sĩ Nguyễn Đức Bình, cán bộ Cục Mỹ thuật Triển lãm Nhiếp ảnh (Bộ VHTTDL), thực tế, trong nhiều năm chùa Sổ không có sư trụ trì, chỉ có cán bộ bảo vệ của xã trông coi ra mở vào khóa, ít người thăm viếng. Chính vì không có người ở nên cỏ mọc, rêu phủ, ngói lợp lâu ngày có chỗ bị xô lệch. Chùa bị xuống cấp, mục nát phần lớn là những kết cấu kiến trúc luôn phải tiếp xúc trực tiếp với mưa, nắng.

Chính vì vậy, một "dự án trùng tu" chùa Sổ đã luôn ám ảnh anh, bởi thời gian gần đây, những vụ việc trùng tu như phá di tích dường như đã trở thành quá quen thuộc. Từ lăng Ngô Quyền, đình Quang Húc, đình Tiên Hường là những di tích bị chủ đầu tư, đơn vị thi công vi phạm nghiêm trọng. Hiện tại, chùa Sổ cũng không tránh khỏi số phận thảm thương tương tự.

Từ vụ chùa Sổ: Bao giờ

Công trình không hề được dựng nhà bao che, mặc cho những cấu kiện có tuổi đời mấy trăm năm qua phơi mưa nắng (Ảnh: Hoài Nam)

"Khi được tin chùa Sổ hạ giải phần mái mà không có nhà bao che tôi nghĩ ngay đến những trận mưa to trong nhiều ngày qua. Tận mắt nhìn thấy những mảng tường của chùa bị đục thủng để tạo lối vận chuyển vật liệu, thấy những mảng chạm khắc trang trí kiến trúc vỡ rời mà đau xót vô cùng", họa sĩ Nguyễn Đức Bình chia sẻ.

Trước hiện trạng trùng tu như phá di tích chùa Sổ được phản ánh trong những ngày qua, GS Trần Lâm Biền cũng bày tỏ nỗi xót xa, thậm chí căm giận. "Những mảng chạm khắc của thế kỷ 17 bị vứt một cách bừa bãi, chỏng chơ như đồ bỏ, thậm chí úp cả mặt trang trí xuống đất và để cho ngói cũng như các vật khác đè lên trên. Những người yêu quý di sản có thấy đau đớn không? Việc này làm sao có thể chấp nhận được. Ở đây không phải chỉ có xót xa, mà tiến đến mức độ căm giận!" – GS Trần Lâm Biền nhấn mạnh.

Từ vụ chùa Sổ: Bao giờ

Cấu kiện có tuổi thọ hơn 300 năm này nay chịu số phận thật thảm thương

Đồng tình với GS Biền, họa sĩ Nguyễn Đức Bình cũng khẳng định: "Theo tôi, đây không phải là hành động của những người tu bổ di tích, mà đây là hành động phá hoại di tích. Họ đã vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản Văn hóa".

Không thể coi tu bổ di tích là tu sửa nhà cửa

Theo GS Trần Lầm Biền, những người thi công coi tu bổ như sửa nhà cửa chứ không phải tu bổ di sản văn hóa. Bản thân những người làm công tác tu bổ di tích không hiểu được giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, lịch sử của công trình. Trong khi đó, chùa Sổ là di tích lưu giữ một phong cách kiến trúc độc đáo và hiếm có, nói lên những điều rất đặc biệt về tôn giáo, tín ngưỡng, tư tưởng của dân tộc ta trong những biến động của xã hội thời Mạc và thời Lê - Trịnh.

Họa sĩ Nguyễn Đức Bình cho biết, chùa Sổ còn bảo lưu được khá nhiều hiện vật và trang trí kiến trúc thời Mạc. Nhiều cấu kiện kiến trúc của ngôi chùa này như con sơn, đấu kê, ván gió, đầu dư, đầu bẩy, đầu đao được nghệ nhân chú trí trang trí với những bố cục rồng, mây rất tinh tế.
Từ vụ chùa Sổ: Bao giờ

Chùa Sổ là di tích duy nhất hiện nay còn bảo lưu được hệ thống tượng thờ mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17

Đặc biệt, chùa Sổ là di tích duy nhất hiện nay còn bảo lưu được hệ thống tượng thờ mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17. Theo GS Trần Lâm Biền, tượng ở đây quý hiếm không phải bởi tuổi đời của nó, mà bởi giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử nó để lại. Các bức tượng thời Lê Trung Hưng, thời Nguyễn nhưng cũng có những bức tượng mang phong cách thời Mạc đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp, kế tục cái cũ, mở đầu cái mới. Họa sĩ Nguyễn Đức Bình cho rằng, qua các bức tượng những nhà nghiên cứu còn khai thác được đặc điểm tạo tượng, trang phục, hoa văn trang trí, cách bày đặt tượng của giai đoạn thời Lê - Trịnh.

Với kiểu thức trang trí kiến trúc rất đặc sắc, cùng với giá trị của những bức tượng cổ tại chùa Sổ cần có giải pháp bảo vệ nghiêm cẩn khi trùng tu. Vì vậy, không thể áp dụng tu sửa nhà cửa vào việc tu bổ di tích quốc gia chùa Sổ. Tuy nhiên, họa sĩ Nguyễn Đức Bình băn khoăn rằng, với năng lực yếu kém của chủ đầu tư, đơn vị giám sát và đơn vị thi công thì chúng ta chưa lường hết được những gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với số phận chùa Sổ.

"Thái độ sai, trình độ kém, nhận thức yếu thì không thể trùng tu được di tích", đó là khẳng định của GS Trần Lâm Biền. Bởi đã không hiểu di tích, không có sự giám sát của chuyên gia ắt dẫn đến "thảm họa trùng tu" vì không có cơ sở khoa học, sai pháp luật. GS Trần Lâm Biền đặt ra câu hỏi là: Liệu có nên để đơn vị như vậy trùng tu nữa không?./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Copyright © . Tin tuc hot online, Tin nong trong ngay - Posts · Comments
Theme Designed by tintuchotonline