Cần trả lời câu hỏi: Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được lập trong DN là của ai? Ai có quyền chi từ các quỹ này?
Không nhằm mục đích bào chữa cho bị cáo, vấn đề cần làm rõ ở đây là, khi ký duyệt chi một số tiền từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của DN, người ký duyệt có phạm tội "cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế" hay không?
Trước hết, cần trả lời câu hỏi: Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được lập trong DN là của ai? Ai có quyền chi từ các quỹ này?
Có rất nhiều tổng giám đốc, giám đốc DN đã ký duyệt chi những khoản tiền không nhỏ từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của DN. Điều gì sẽ xảy ra nếu họ đều bị kết tội "Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế"?
Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của DN được hình thành từ việc trích một phần của lợi nhuận sau thuế theo quyết định của chủ sở hữu. Với DN mà nhà nước nắm 100% vốn điều lệ, chủ sở hữu là nhà nước. Với các doanh nghiệp cổ phiếu, người quyết định là Đại hội đồng cổ đông. Với các DNNN và các doanh nghiệp cổ phiếu mà nhà nước nắm cổ phiếu chi phối, nếu nhà nước (hoặc cổ đông là nhà nước) không nhất trí thì việc trích từ lợi nhuận sau thuế để hình thành hai quỹ này sẽ không thể thực hiện được.
Vì vậy, khi chủ sở hữu đã đồng ý "cho", quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được hình thành sẽ không còn là của nhà nước nữa. Từ đó, DN sẽ không phải trình, xin ý kiến của bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào để chi từ hai quỹ này. Quyết định chi từ quỹ thuộc thẩm quyền của người đứng đầu DN, nhưng chi cho ai, với mức bao nhiêu do tập thể người lao động, phần lớn thông qua công đoàn xác định. Điều đó đã được quy định trong Thông tư số 64/1999/TT-BTC.
Từ phân tích trên, khi tổng giám đốc (giám đốc) một doanh nghiệp cổ phiếu ký duyệt chi từ quỹ khen thưởng mà bị kết tội "Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế" là không thỏa đáng, có thể dẫn đến tác động ngược rất nguy hiểm.
Trên đất nước ta hiện nay có hàng triệu tổng giám đốc, giám đốc DN và rất nhiều trong số đó đã ký duyệt chi những khoản tiền không nhỏ từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của DN. Điều gì sẽ xảy ra nếu họ đều bị kết tội "Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế"?
Với phán quyết của tòa án trong vụ án "tham nhũng" ở Công ty CP Vifon, có thể nói, các doanh nhân hiện nay đều là "những tù nhân dự bị", có thể bị truy tố, bị kết án bất cứ lúc nào. Thiết nghĩ cần định nghĩa lại tội danh "Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế" cho phù hợp với nền kinh tế thị trường!
Luật gia Vũ xuân tiền
0 nhận xét:
Đăng nhận xét