(ĐTCK) Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh nhà đất, sau gần 10 năm đi vào thực tiễn đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Việc sửa đổi các luật này nhằm kịp thời điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh trong lĩnh vực này, làm rõ hơn những điểm thiếu rõ ràng, cụ thể trước đây. Mục đích là vậy, nhưng 2 dự thảo luật sửa đổi dự kiến thông qua tại kỳ họp cuối năm nay vẫn còn nhiều vấn đề mà các đại biểu Quốc hội chỉ ra là "chưa ổn".
Dịch vụ tại chung cư, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm
Đại biểu Đinh Thị Mai Lan(Cao Bằng)
Do đó, tôi đề nghị Ban soạn thảo làm rõ khái niệm chủ đầu tư và chủ sở hữu để xác định vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể một cách rành mạch. Về hội nghị nhà chung cư và ban quản trị nhà chung cư, chỉ nên thành lập vì mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu cũng như người sử dụng nhà chung cư, nhằm kiểm soát chất lượng quản lý, vận hành và các dịch vụ mà nhà đầu tư cung cấp. Chế định này nhằm bảo đảm nhà đầu tư phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ như đã cam kết.
Vốn pháp định 50 tỷ đồng vừa dễ vừa đánh đồng DN
Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam)
Với DN dịch vụ nhà đất thì các tiêu chuẩn trên là phù hợp, nhưng với những DN tham gia tạo lập nhà đất, đầu tư các dự án nhà đất, thì các điều kiện cần phải khắt khe hơn. Chẳng hạn, mức vốn pháp định phải cao hơn, số năm kinh nghiệm nhất định phải có... có như vậy mới sàng lọc, lựa chọn được các DN thực sự có năng lực tham gia thị trường, giúp thị trường ổn định và bền vững.
DN nhà đất phải đóng quỹ bảo vệ môi trường
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa(TP. HCM)
Thêm nữa, là nghĩa vụ đóng góp vào hạ tầng công cộng. Có một nhà đầu tư nước ngoài đã nêu vấn đề cơ sở hạ tầng công cộng Nhà nước đầu tư, nhà đầu tư kinh doanh nhà đất hưởng lợi từ những công trình đó, mà không đóng góp gì. Ở các nước khác, người ta buộc họ phải đóng góp vì họ hưởng lợi từ các hạ tầng công cộng. Tôi nhấn mạnh là đóng góp vào hạ tầng công cộng mà Nhà nước đã đầu tư, đã có sẵn, chứ không phải hạ tầng kỹ thuật của dự án.
Tôi cũng đề việc nghị ký quỹ, nếu bắt người ta chôn vốn trong suốt thời gian dự án thì rất nặng nề, do đó có thể chia nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn có một loại quỹ khác nhau, tùy tiến độ cho DN giải ngân bớt và sang giai đoạn khác lại đóng.
Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh)
Tôi nhất trí với quy định người Việt Nam ở nước ngoài được phép nhập cảnh về Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất mà không bị hạn chế về số lượng và loại nhà ở được sở hữu. Quy định này giúp thị trường nhà đất hoạt động tốt hơn, góp phần phát triển kinh tế, đặc biệt giúp Việt kiều được gần gũi, gắn bó với quê hương hơn. Tuy nhiên, dự thảo luật quy định người nước ngoài không được mua quá 30% số lượng chung cư trong một tòa nhà chung cư thương mại hoặc không quá 250 chung cư riêng lẻ trên một đơn vị hành chính tương đương cấp phường là không rõ căn cứ. Đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ và tính toán lại mức hạn chế cho phù hợp, để vừa phục vụ tốt cho công tác quản lý, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động của người nước ngoài.
Bổ sung hình thức đầu tư gián tiếp trong kinh doanh nhà đất
Đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng)
Hiện nay, hình thức đầu tư nhà đất gián tiếp chưa phổ biến tại Việt Nam. Trong thời gian tới, theo dự báo của các chuyên gia, sẽ có sự thay đổi lớn xu hướng đầu tư tại thị trường nhà đất Việt Nam. Việc đa dạng hóa hình thức đầu tư giúp nhà đầu tư đối phó với rủi ro tốt. Ngoài sở hữu nhà đất, một trong những lựa chọn là đầu tư gián tiếp thông qua việc sở hữu cổ phần nhà đất.
Dân phải có quyền yêu cầu bồi thường
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên)
Nếu quy định là Nhà nước xem xét bồi thường thì quyền của chủ sở hữu mang tính thụ động, do vậy, phải khẳng định trong luật, quyền của chủ sở hữu được yêu cầu bồi thường khi Nhà nước phá dỡ nhà ở, trưng mua, trưng dụng.
Bất động sản hình thành trong tương lai, nên thay bảo lãnh bằng ký quỹ, bảo hiểm
Đại biểu Nguyễn Minh Quang(TP. Hà Nội)
Thứ nhất, quy định về dự thảo luật mang tính chất chuyển rủi ro từ khách hàng sang nhà băng. Đối với các chủ đầu tư chưa có uy tín lần đầu triển khai dự án thì khó được nhà băng chấp nhận bảo lãnh, còn đối với các chủ đầu tư có uy tín, có năng lực thực tế đã triển khai nhiều dự án thì việc chi trả chi phí bảo lãnh sẽ phát sinh chi phí cho DN góp phần đẩy giá của nhà đất lên cao, hạn chế sự phát triển của thị trường nhà đất.
Thứ hai, về phía nhà băng, khi chủ đầu tư bị phá sản, không triển khai được dự án, khi đó nhà băng phải tổ chức xây dựng để bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng. Để làm được việc này, nhà băng phải tổ chức một bộ máy để tiếp tục triển khai dự án, điều này sẽ gây khó khăn cho phía nhà băng.
Thứ ba, quy định bắt buộc bảo lãnh như dự thảo luật sẽ dẫn đến tình trạng thị trường nhà đất phát triển được hay không phụ thuộc vào nhà băng, DN muốn bán nhà đất hình thành trong tương lai phải chạy theo nhà băng để được bảo lãnh, điều này vô hình trung gây khó khăn cho DN.
Để quy định về bảo lãnh thực sự khả thi, theo tôi, Ban soạn thảo cần nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết hơn về quy định này, bởi đây là quy định rất dễ gây tranh chấp, phải có những quy định cụ thể về chế tài xử lý sau khi có sai phạm. Ban soạn thảo có thể nghiên cứu một phương án tránh rủi ro cho khách hàng phù hợp hơn với thị trường Việt Nam, thay vì quy định bảo lãnh như mua bảo hiểm hoặc ký quỹ đối với tiền mua, tiền thuê, tiền thuê mua nhà, công trình xây dựng ứng trước của khách hàng tại nhà băng, đồng thời giải ngân khoản tiền đó theo tiến độ triển khai công trình.
Báo Đầu tư Bất động sản
0 nhận xét:
Đăng nhận xét