Lúc sinh thời, Bích Châu được cha là Nguyễn Tướng Công, cận thần của triều Trần, rất mực yêu quý, sánh ngang với lưu ly châu báu.
Nguyễn Thị Bích Châu (1356 - 1377) là quý phi của Trần Duệ Tông (1337 - 1377) - vị vua thứ 9 của nhà Trần trong lịch sử Việt. Nguyễn Thị Bích Châu được tôn vinh là một cung phi có tài trị nước, nhìn xa trông rộng, nhân từ đức độ, hết lòng vì nước vì vua. Cái chết của bà được truyền lại như một giai thoại về một phi tần hy sinh vì nghiệp lớn của nước nhà.
Lúc sinh thời, Bích Châu được cha là Nguyễn Tướng Công, cận thần của triều Trần, rất mực yêu quý, sánh ngang với lưu ly châu báu. Bích Châu từ nhỏ đã bọc lộ tài năng thiên bẩm về thơ ca thi họa. Đến tuổi cập kê, bà đã là bậc quốc sắc thiên hương, cộng thêm tài trí thông minh sắc sảo suất sắc khó ai sánh bằng. Tiếng lành đồn xa, Bích Châu trở thành một trong những giai nhân nổi tiếng nhất thời bấy giờ.
Một ái phi hết lòng lo cho dân
Năm 1372, khi ấy Bích Châu tròn 16 tuổi, bà được tấn phong làm phi. Ngoài việc hầu hạ bên cạnh vua, bà còn giải khuây cho vua bằng đàn ca, thơ xướng. Chính vì nét đặc biệt tài trí này mà Bích Châu được vua sủng ái rất mực.
Cung phi Bích Châu được vua hết mực sủng ái
Được vưa ưu ái gọi là Ái Phi nhưng Bích Châu không hề kiêu căng, lộng quyền, ngược lại bà rất chú trọng đến việc đối nhân xử thế. Phận nữ nhi nhưng khi thấy được điểm yếu của vua Diệu Tông trong việc xử lý triều chính, sợ nước vì thế mà vong, bà đã hao tâm tổn trí soạn thảo "Kê minh thập sách" - 10 kế sách trị nước dâng lên vua. Bà mongcó thể thức tỉnh Diệu Tông trong việc an bang nước nhà. Trong 10 kế sách của bà nổi bật nhất là việc trừng trị kẻ sâu dân mọt nước làm hại dân lành để yên dân, được dân chúng truyền tụng. Tuy nhiên, tâm ý của Bích Châu nhanh chóng rơi vào quên lãng bởi vua Diệu Tông không hề thực hiện bất cứ một sách lược nào.
Hy sinh thân mình vì nghiệp nước
Thời buổi hỗn loạn, quân Chiêm Thành lúc bấy giờ do Chế Bồng Nga làm vua rất hung bạo, thường xuyên mang quân gây hấn với triều đình. Để dẹp loạn, vua Diệu Tông đích thân ra trận. Biết quân vương không thuộc hàng "túc trí đa mưu" nên cung phi Bích Châu hết lời can gián. Bà khuyên vua "mềm nắn rắn buông", không nên manh động. Lời can gián không hiệu lực, bà đành xin kề cận bên vua cùng tiến cùng lùi. Đó cũng là chuyến xuất binh theo quân vương đầu tiên và cuối cùng của cung phi Bích Châu.
Về cái chết của bà, có rất nhiều truyền thuyết. Có sách ghi lại, khi quân Trần tiến đến cửa Thị Nại (Quy Nhơn) thì quân Chiêm cho người sang hàng, nhưng đêm đó lại bất ngờ tấn công đánh lén, làm quân Trần trở tay không kịp. Trong tình thế hỗn loạn, dầu sôi lửa bỏng, cung phi Bích Châu thay vua ra ứng chiến. Bà bị trọng thương bởi tên độc của quân thù và qua đời ngay sau đó.
Bà hy sinh thân mình vì nghiệp nước
Lại cũng có truyền thuyết cho rằng, khi khi thủy quân của vua Diệu Tông đến vùng biển Kỳ Hoa (Nghệ Tĩnh ngày nay) thì giông tố ngập trời. Trong cơn cuồng loạn của biển cả, sóng gào dữ dội, gió thốc lên như muốn nuốt trôi thuyền bè, rất nhiều thuyền binh lính bị nhấn chìm xuống dòng biển khơi. Trước tình thế binh quân hỗn loạn, lòng quân rối ren, mạng sống của vua như "chỉ mành treo chuông", cung phi Bích Châu quyết dâng mình cho biển cả, với lời khấn nguyện xin biển yên sóng lặng, phù trợ cho quan lính nhà Trần chiến thắng trở về.
Bất chấp lời can gián của các tướng và vua, Bích Châu ăn vận trịnh trọng, không mảy may câu mày, đu dây trầm mình xuống biển sâu.
Hai ngày sau cơn bão tan, xác của cung phi Bích Châu dạt vào bờ. Dân chúng quanh vùng vớt xác bà và an táng và lập đền thờ tại làng Kỳ Hoa. Khi đó cung phi Bích Châu chưa quá độ tuổi đôi mươi.
Qua biết bao thế kỷ, người đời sau nhớ đến cung phi Bích Châu với sự ngưỡng vọng, ghi lòng tạc dạ tấm lòng yêu nước thương dân, sống vì dân tộc của một cung phi bậc nhất trong thiên hạ.
Ngày nay, hằng năm cứ đến ngày giỗ của cung Phi Bích Châu, ban quản lý di tích Nguyễn Thị Bích Châu lại tổ chức ngày giỗ long trọng như một sự tưởng nhớ và tri ân dành cho một tấm gương yêu nước trong thiên hạ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét